Các loại hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là văn bản quan trọng thể hiện sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Vậy một câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu loại hợp đồng lao động. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Cùng tham khảo nhé!

Các loại hợp đồng lao động
Điều 22 Bộ Luật Lao động 2012 quy định, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 3 loại sau
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là loại hợp đồng lao động mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
◊ Khoản 2 điều này lưu ý, khi hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới.
◊ Trong TH không ký kết hợp đồng mới, hợp đồng xác định thời hạn này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
◊ TH hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
◊ Theo khoản 3 điều này, người sử dụng lao động không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động
Người lao động phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Cũng như yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động. Nếu vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng (Khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP).
Bạn đang xem bài viết: Các loại hợp đồng lao động
Các từ khóa liên quan:
tải mẫu hợp đồng lao động không thời hạn, mức phạt khi vi phạm hợp đồng , biên bản thanh lý hợp đồng, hợp đồng lao động thời vụ, biên bản hủy hợp đồng
Có thế bạn quan tâm:
Mức phạt khi vi phạm hợp đồng bạn cần biết Phạt vi phạm hợp đồng là một trong các biện pháp chế tài để áp dụng cho các trường hợp vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, mức phạt vi phạm hợp đồng trong các loại hợp đồng khác nhau là không giống.
1. Hợp đồng Thương mại
♦ Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
2. Hợp đồng Dân sự
♦ Đối với hợp đồng dân sự thì mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận (không bị khống chế mức tối đa).
3. Hợp đồng Xây dựng
♦ Mức phạt trong hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Trả lời