Tăng lương hưu và trợ cấp cho 8 nhóm đối tượng Nghị định 88/2018/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng của Chính phủ ban hành. Theo đó, từ ngày 1/7/2018, mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng có thể được tăng thêm 6,92% đối với 8 nhóm đối tượng. Tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn thông tin bạn nhé!

8 nhóm đối tượng được điều chỉnh gồm:
– Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 9/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
– Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981.
– Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
– Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
– Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
– Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
– Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Trước đó, Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13/11/2017 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 quy định: “…Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2018…
Bạn đang xem bài viết: Tăng lương hưu và trợ cấp cho 8 nhóm đối tượng
Các từ khóa liên quan: lương hưu tăng bao nhiêu phần trăm, lộ trình tăng lương hưu, mức lương tối thiểu vùng, lương cơ bản là gì và các mức lương cơ bản, quỹ dự phòng tiền lương dùng để làm gì, hệ số và mức lương cơ bản, cách tính lương cơ bản năm 2018
Có thể bạn quan tâm:
Mức lương tối thiểu vùng 2018
Theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng 2018 tăng khoảng 6,1% – 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Có hiệu lực từ ngày 25/01/2018. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2018.
Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất.
>>>Để xem chi tiết bạn vào đây.
Trả lời