Mức phạt khi vi phạm hợp đồng bạn cần biết Phạt vi phạm hợp đồng là một trong các biện pháp chế tài để áp dụng cho các trường hợp vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, mức phạt vi phạm hợp đồng trong các loại hợp đồng khác nhau là không giống. Tham khảo bài viết bên dưới để rõ hơn về mức phạt bạn nhé!

Mức phạt khi vi phạm hợp đồng bạn cần biết
1. Hợp đồng Thương mại
– Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Căn cứ tại: Điều 301. Mức phạt vi phạm – Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
2. Hợp đồng Dân sự
– Đối với hợp đồng dân sự thì mức phạt vi phạm hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận (không bị khống chế mức tối đa).
Căn cứ tại: Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm – Bộ luật Dân sự số : 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 thay thế: Bộ luật Dân sự số : 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005
◊ Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
◊ Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
◊ Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
>>>Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
3. Hợp đồng Xây dựng
– Mức phạt trong hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Căn cứ tại: Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng – Luật Xây dựng 50/2014/QH13 ngày18/06/2014 hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
◊ Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
++ Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.
◊ Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
Bạn đang xem bài viết: Mức phạt khi vi phạm hợp đồng bạn cần biết
Các từ khóa liên quan: Hợp đồng lao động là gì?, mẫu công văn phạt vi phạm hợp đồng, tải mẫu biên bản hủy hợp đồng mới nhất, các loại hợp đồng lao động, mẫu hợp đồng thử việc mới nhất
Có thể bạn quan tâm:
Các loại hợp đồng lao động
Điều 22 Bộ Luật Lao động 2012 quy định, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 3 loại sau.
◊ Hợp đồng lao động xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
◊ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là loại hợp đồng lao động mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
◊ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Trả lời