Phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu Có rất nhiều bạn kế toán khi làm tiền lương không phân biệt được sự khác nhau giữa lương cơ bản và lương tối thiểu. Vậy lương cơ bản có điểm gì khác với lương tối thiểu? Tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn như nhá!

Phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu
Lương cơ bản
Lương cơ bản do người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động được ghi cụ thể trên HĐLĐ, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương thực lĩnh của người lao động trong chính doanh nghiệp đó.
Khi doanh nghiệp xác định lương cơ bản phải đảm bảo: Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của chính phủ tại từng thời điểm, đối với lao động đã qua học nghề thì phải được cộng thêm 7% lương tối thiểu nữa.
Cách xác định lương cơ bản:
Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng: năm 2016 – Vùng 1 là 3.500.000 (Bắt đầu từ ngày 01/01/2017, Lương tối thiệu tại Vùng I tăng lên là 3.750.000 đồng/tháng, Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP)
=> Nếu bạn làm việc tại vùng 1, bạn đã qua đào tạo từ cấp nghề trở lên (như bạn đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng…) thì mức lương thấp nhất mà bạn được nhận là:
3.500.000 + 3.500.000 * 7% = 3.745.000 (Đây chính là lương cơ bản của năm 2016)
Từ năm 2015 trở về trước, thuật ngữ “Lương cơ bản” là dùng để phản ánh khoản lương để đóng bảo hiểm, không tính các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
Nhưng bắt đầu từ năm 2016, khi luật bảo hiểm mới có hiệu lực thì DN sẽ phải tham gia bảo hiểm trên cả các khoản phụ cấp.
Lương tối thiểu
Lương tối thiểu là tiền lương do chính phủ quy định, người sử dụng LĐ không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu quy định.
Có hai loại lương tối thiểu:
+ Lương tối thiểu chung: Lương cơ sở chính thức tăng từ 1/5/2016: 1.210.000 đ theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang – (Trước ngày 1//5/2016, áp dụng mức 1.150.000 đồng/tháng)
(Từ ngày 01/7/2017, Lương tối thiểu chung chính thức tăng lên: 1.300.000 đồng/tháng – Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 được Quốc hội thông qua vào ngày 11/11/2016)
+ Lương tối thiểu vùng (có 4 vùng trong cả nước).(Áp dụng cho khối doanh nghiệp theo từng vùng)
Xem chi tiết mức lương tối thiểu vùng và cách tính lương cơ bản tại đây: Mức lương tối thiểu vùng.
Lương tối thiểu chung = Lương cơ bản trong cơ quan HCSN ( tức là áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách Nhà nước ).
Lương tối thiểu chung < Lương tối thiểu =< Lương cơ bản trong đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Bạn đang xem bài viết: Phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu
Các từ khóa liên quan:
so sánh lương cơ sở và lương tối thiểu vùng, hệ số lương cơ bản, hệ số và mức lương cơ bản, tiền lương nghỉ phép được tính như thế nào, quỹ dự phòng tiền lương dùng để làm gì
Có thể bạn quan tâm:
Cách tính lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng
♦ Lương cơ bản là mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động, làm cơ cở để tính mức đóng bảo hiểm xã hội. Trên thực tế, người lao động hoàn toàn có thể nhận được mức lương cơ bản cao hơn, phụ thuộc vào năng lực làm việc của bản thân và sự thỏa thuận với doanh nghiệp.
♦ Đa phần khối các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI hiện nay đang áp dụng hình thức tính lương cơ bản cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được áp dụng cụ thể như sau:
– Vùng I: 3.980.000 đồng/ tháng
– Vùng II: 3.530.000 đồng/ tháng
– Vùng III: 3.090.000 đồng/ tháng
– Vùng IV: 2.760.000 đồng/ tháng
♦ Theo quy định thì mức lương cơ bản mà người lao động làm công việc đơn giản nhất (công nhân, bảo vệ…) được nhận không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Còn với đối tượng người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề (nhân viên nhân sự, kế toán…) thì mức lương cơ bản sẽ cao hơn ít nhất 7%. Vậy thì mức lương cơ bản tối thiểu đối với lao động đã qua đào tạo theo 4 vùng được tính cụ thể như sau: (trong điều kiện làm việc bình thường và đủ thời gian làm việc theo quy định)
– Vùng I: 3.980.000 + (3.980.000 x 7%) = 4.258.600 đồng/ tháng
– Vùng II: 3.530.000 + (3.530.000 x 7%) = 3.777.100 đồng/ tháng
– Vùng III: 3.090.000 + (3.090.000 x 7%) = 3.306.300 đồng/ tháng
– Vùng IV: 2.760.000 + (2.760.000 x 7%) = 2.953.200 đồng/ tháng
Trả lời