Lương tối thiểu vùng là gì? Lương tối thiểu vùng là loại lương được sử dụng nhiều nhất trong các quan hệ lao động hiện nay, đây là căn cứ đóng bảo hiểm cũng như các phát sinh khác liên quan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về khái niệm, cách tính lương tối thiểu và đối tượng áp dụng. Cùng tham khảo nhé!

Khái niệm về mức lương tối thiểu vùng
Là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, đó là mức lương thỏa thuận để đóng các khoản bảo hiểm, không tính các khoản phụ cấp, trợ cấp khác. trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.
Cách tính lương:
– Mức lương tối thiểu vùng: Việc chi trả mức lương tiếu thiểu phải đảm bảo:
+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề.
+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất.
– Mức lương cơ sở thì có thể căn cứ dựa trên hệ số lương và bảng lương do đơn vị xây dựng.
Đối tượng áp dụng:
Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2016 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thì lương tối thiểu vùng áp dụng cho những đối tượng sau:
1. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
2. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp”.
Người lao động và doanh nghiệp có thể thỏa thuận về lương nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 153/2016/NĐ-CP, áp dụng từ 1/1/2017 như sau:
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp:
a) Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”.
Như vậy, lương cơ sở và lương tối thiểu vùng là hai loại lương cơ bản hiện nay, áp dụng cho những đối tượng khác nhau. Bạn đối chiếu với trường hợp của mình để áp dụng đúng mức lương theo các quy định của pháp luật nêu trên.
Bạn đang xem bài viết: Lương tối thiểu vùng là gì?
Các từ khóa liên quan:
so sánh lương cơ sở và lương tối thiểu vùng, lương cơ bản là gì, hệ số và mức lương cơ bản, tăng lương hưu và trợ cấp cho 8 nhóm đối tượng, tiền lương nghỉ phép được tính như thế nào?
Có thể bạn quan tâm:
8 đối tượng được tăng lương hưu
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa công bố dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng để lấy ý kiến bộ ban ngành và người dân. Theo đó, từ ngày 1/7/2018, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng có thể được tăng thêm 6,92% đối với 8 đối tượng.
1- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130/CP ngày 20/6/1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
2 – Cán bộ công nhân viên chức (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
3 – Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người được hưởng trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
4 – Cán bộ xã/phường/thị trấn chuyên trách và không chuyên trách cấp xã đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng.
5 – Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
6 – Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
7- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
8- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng
Trả lời