Quỹ dự phòng tiền lương dùng để làm gì? Cuối năm doanh nghiệp có thể trích trước quỹ tiền lương để lập quỹ dự phòng nhằm đảm bảo việc trả lương cho công nhân không bị gián đoạn. Vậy việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải giải đáp thắc mắc này cho bạn. Cùng tham khảo nhé!

1. Hướng dẫn trích lập quỹ dự phòng tiền lương:
Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC:
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do DN quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
◊ Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
◊ Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu DN bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
◊ Trường hợp năm trước DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính DN chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì DN phải tính giảm chi phí của năm sau.
2. Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương:
– Khi trích lập dự phòng phải trả khác, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3524).
– Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập, ghi:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3524)
Có các TK 334…
– Khi lập Báo cáo tài chính, DN phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập:
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)
Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3524).
+ Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3524)
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).
>>>Lưu ý:
“Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có phát sinh trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề thì thực hiện theo hướng dẫn trên. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu thêm ví dụ trong Thông tư số 18/2011/TT-BTC nêu trên để thực hiện.
Tài khoản hạch toán khoản trích lập quỹ dự phòng:
Nợ TK 642
Có TK 352
Về mặt thủ tục chứng từ: Công ty cần có Phiếu kế toán để tính toán tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm sau liền kề.”
Bạn đang xem bài viết: Quỹ dự phòng tiền lương dùng để làm gì?
Các từ khóa liên quan:
mục đích sử dụng quỹ dự phòng tiền lương, hồ sơ trích lập dự phòng tiền lương, thời điểm trích lập quỹ dự phòng tiền lương, mẫu quyết định trích lập quỹ dự phòng tiền lương
Có thể bạn quan tâm:
Lương tối thiểu và lương cơ sở có gì khác nhau?
Lương tối thiểu:
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất theo vùng mà người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp tại vùng đó được nhận. Khác với lương cơ sở, lương tối thiểu vùng áp dụng chung cho tất cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong doanh nghiệp.
Lương cơ sở:
Lương cơ sở là lương mà căn cứ vào đó để tính lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác,… áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp từ trung ương đến địa phương.
=> Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng là hai loại lương cơ bản hiện nay, áp dụng cho những đối tượng khác nhau. Bạn đối chiếu với trường hợp của mình để áp dụng đúng mức lương theo các quy định của pháp luật.
Trả lời