Cách tính tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, tìm việc làm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tính bảo hiểm thất nghiệp theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Cùng tham khảo nhé!

Khi nghỉ việc, người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng 3 điều kiện:
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng, trước khi nghỉ việc.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm;
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, từ ngày nộp hồ sơ.
Cách tính tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp
Tiền trợ cấp thất nghiệp được tính theo công thức sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%
– Với người lao động hưởng lương từ doanh nghiệp: Tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng.
– Với người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: Tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.
Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bao gồm:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động…
– Sổ bảo hiểm xã hội.
**Nơi nộp hồ sơ: Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động và chưa có việc làm.
**Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bạn đang xem bài viết: Cách tính tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp
Các từ khóa liên quan:
mức đóng bảo hiểm xã hội năm, thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp, thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp, hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội, quy định xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm
Có thể bạn quan tâm:
Những điểm kế toán cần quan tâm khi xác định mức lương để tham gia BHXH
1. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2018 không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2018
+ Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 theo nghị định 141/2017/NĐ-CP như sau:
+ Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không được cao hơn 20 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở chính là mức lương tối thiểu chung. Mức lương tối thiểu chung hiện nay là: 1.390.000 đồng/tháng theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.
– Trước ngày 01/7/2018, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng (được quy định tại Nghị định 47/2017/NĐ-CP).
* Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:
+ BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
+ BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Mức lương thấp nhất để đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Trả lời