Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội Hiện nay việc tra cứ bảo hiểm xã hội đã trở nên tiện lợi hơn. Hơn thế, một số tín năng mới trên website được bổ sung để cho phép người tham gia bảo hiểm xã hội có thể tra cứu thông tin đóng bảo hiểm xã hội của mình như: thời gian đóng được bao lâu, mức lương đóng là bao nhiêu v.v Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu mã Bảo hiểm xã hội. Cùng tham khảo nhé!

Hướng dẫn tra cứu mã Bảo hiểm xa hội trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bước 1: Truy cập vào trang: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx
Bước 2: Thực hiện tra cứu thông tin người tham gia theo các chỉ tiêu thông tin
– Tỉnh/TP: Căn cứ theo địa chỉ Khai sinh/Hộ khẩu thường trú/ hộ khẩu tạm trú nơi kê khai thông tin Hộ gia đình
– Họ và tên người tham gia
– Ngày/tháng/năm sinh
– Mã xác thực
=> Tìm kiếm

Bước 3: Sau khi tra cứu thông tin NLĐ sẽ phát sinh ra 3 tình huống
Trường hợp 1: NLĐ được đã được cấp Mã số BHXH trùng với số sổ BHXH (nếu có), như vậy người tham gia có thể sử dụng luôn mã số BHXH này thay thế toàn bộ thông tin quản lý liên quan đến số sổ BHXH và mã thẻ BHYT.

Trường hợp 2: NLĐ được cấp mã số BHXH nhưng khác thông tin Số sổ BHXH đã có từ trước, đơn vị thực hiện rà soát mã số BHXH cho người tham gia để đồng bộ lại mã số theo số sổ.

Trường hợp 3: Không tra cứu được mã số BHXH của người tham gia. Đơn vị thực hiện rà soát để được cấp mã số BHXH cho người tham gia.

Hướng dẫn tra cứu mã Bảo hiểm xã hội trực tiếp trên phần mềm EFY-eBHXH
Phần mềm EFY-eBHXH hỗ trợ đơn vị tra cứu mã số BHXH của người tham gia trực tiếp trên phần mềm khi kê khai các hồ sơ phát sinh.
Bước 1: Đơn vị đăng nhập vào phần mềm EFY-eBHXH => chọn menu Kê khai => Chọn thủ tục cần khai báo => Chọn lập tờ khai

Nhập thông tin cá nhân của người tham gia để thực hiện tra cứu mã số và kê khai phát sinh. Các thông tin bắt buộc bao gồm:
– Họ và tên người tham gia
– Ngày/tháng/năm sinh
– Giới tính
– Địa chỉ khai sinh: Tỉnh/TP – Quận/huyện – Xã/phường
=> Bấm Kiểm tra mã số

Phần mềm tự động load mã số tra cứu về được theo thông tin cá nhân của người tham gia

Trường hợp thông tin mã số BHXH của người tham gia bị nhập sai, phần mềm sẽ tự động cảnh báo để đơn vị kiểm tra lại.

Sau khi tra cứu mã số BHXH của người tham gia, đơn vị kê khai các thông tin còn thiếu để nộp hồ sơ phát sinh, hoặc bấm Ghi lại để cập nhật mã số BHXH vào dữ liệu quản lý của phần mềm.
Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội
Các từ khóa liên quan: bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì, quy định về bảo hiểm thai sản, quy định xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm, thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp
Có thể bạn quan tâm:
Những điểm kế toán cần quan tâm khi xác định mức lương để tham gia BHXH
1. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2018 không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2018
+ Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 theo nghị định 141/2017/NĐ-CP như sau:
+ Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không được cao hơn 20 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở chính là mức lương tối thiểu chung. Mức lương tối thiểu chung hiện nay là: 1.390.000 đồng/tháng theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.
– Trước ngày 01/7/2018, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng (được quy định tại Nghị định 47/2017/NĐ-CP).
* Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:
+ BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
+ BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Mức lương thấp nhất để đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Trả lời