Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là sự hỗ trợ, bảo đảm thay thế một phần thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp nhiều doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội. Để hạn chế tối đa tình trạng trốn đóng và nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp, thời gian tới, người sử dụng lao động trốn đóng BHXH có thể bị xử lý hình sự. Vậy mức xử phạt là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Cùng tham khảo nhé!

Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong trường hợp doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), thiệt hại nhiều nhất chính là người lao động, về lâu dài sẽ gây ra bất ổn lớn, ảnh hưởng tới an sinh xã hội. Việc xử lý hình sự người sử dụng lao động trốn đóng BHXH sẽ hạn chế tối đa tình trạng trốn đóng và nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp.
Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/1/2018 có quy định về tội Trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Điều 216. Cụ thể:
1.Người nào gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây (đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm) thì bị phạt tiền từ 50 đến 200 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:
– Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đến dưới 300 triệu đồng.
– Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
2. Nếu pháp nhân thương mại phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đến 500 triệu đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
– Phạm tội 2 lần trở lên;
– Trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
– Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 đến dưới 200 người;
– Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b, khoản 1, Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
– Trốn đóng bảo hiểm một tỷ đồng trở lên.
– Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên.
– Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c, khoản 2, Điều 216, Bộ luật Hình sự 2015.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
5.Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều này, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều này, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3, Điều này, thì bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng.
Bạn đang xem bài viết: Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội
Các từ khóa liên quan:
cách tính lãi chậm nộp bhxh, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, quy định xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm
Có thể bạn quan tâm:
Những điểm kế toán cần quan tâm khi xác định mức lương để tham gia BHXH
1. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2018 không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2018
+ Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 theo nghị định 141/2017/NĐ-CP như sau:
+ Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không được cao hơn 20 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở chính là mức lương tối thiểu chung. Mức lương tối thiểu chung hiện nay là: 1.390.000 đồng/tháng theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.
– Trước ngày 01/7/2018, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng (được quy định tại Nghị định 47/2017/NĐ-CP).
* Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:
+ BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
+ BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Mức lương thấp nhất để đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Trả lời